Hiện Tại Nhà Sách Thời Đại Đang Là 1 Đối Tác Lớn Với Các Đơn Vị Giao Hàng Nổi Tiếng Có Uy Tín Như Viettelpost, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&t

Nhà Sách Thời Đại Book trực tuyến, giao sách tận nơi . COD (Giao hàng thu tiền tại nhà) miễn phí giao hàng hóa đơn từ 299k. Thời giạn nhận hàng 1- 3 ngày ! Giao hàng nhanh và đúng hẹn cho 95% đơn hàng là mục tiêu mà đội ngũ vận hành của chúng tôi đang hướng tới.

——————————
Nhà Sách Thời Đại FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Sách Thời Đại
——————————
Hiện Tại Nhà Sách Thời Đại Đang Là 1 Đối Tác Lớn Với Các Đơn Vị Giao Hàng Nổi Tiếng Có Uy Tín Như Viettelpost, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&t GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

 Khách hàng hãy tin ở Nhà Sách Thời Đại , chúng tôi sẽ làm được trong năm 2021!.

——————————

Triết học Đông phương bao gồm các hệ thống triết lý và tôn giáo chủ yếu tại Ấn Độ, gồm các truyền thống đa dạng được gom chung thành Ấn giáo, cùng với triết học Phật giáo và Kỳ na giáo, và tại Á Đông gồm Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản với tư tưởng Nho giáo và Đạo học cùng những phát triển về sau của Phật giáo. Nhà Sách Thời Đại

Với nhan đề Đại cương triết học Đông phương, cuốn sách chỉ đề cập tới những truyền thống tư tưởng và minh triết phát triển tại tiểu lục địa Ấn Độ và Viễn Đông.
Từ Ấn Độ, chúng ta có một gia tài tư tưởng, các hệ phái tâm linh, các thực hành tôn giáo và xã hội được hiểu một cách tổng thể là Ấn giáo. Bên cạnh đó là Kỳ Na giáo và các triết hệ Phật giáo; cả hai cùng phát triển trong văn hóa Ấn Độ nhưng đều phê phán Ấn giáo chính thống, do đó, được xem là những truyền thống riêng biệt.
Từ Viễn Đông, chúng ta có hai truyền thống cổ đại là Nho giáo và Đạo học, mà về sau chung hợp với Phật giáo làm thành một hỗn hợp tư tưởng Trung Hoa phong phú.
Kế đến, chúng ta có hai truyền thống mà lối tiếp cận rất khác với các truyền thống vừa kể, đó là Mật Tông, đặt cơ sở trên hành động có tính nghi lễ cùng việc sử dụng óc tưởng tượng đầy sáng tạo, và Thiền Tông với trực giác về thực tại vượt quá bên kia khái niệm.
Hết thảy những truyền thống vừa kể đều có chung một lịch sử trải dài từ 3000 năm trước, và cùng góp phần rất lớn lao không những cho các nền văn hóa Đông phương là nơi chúng phát triển mà còn cho toàn thể thế giới. Do đó, một cuốn sách với số trang tương đối ít như cuốn này, chỉ dám đề cập tới các vấn đề trung tâm và một số trọng điểm hàm chứa trong triết học Đông phương cùng phác họa các lối tiếp cận và những chung quyết chủ yếu của chúng.
Cuốn sách này sẽ khảo sát khá sâu những câu hỏi nền tảng được mỗi truyền thống triết học và tôn giáo trình bày, nhưng chỉ lướt quan phần lịch sử và chỉ mô tả nghi lễ tôn giáo hoặc lối sống đạo của tín đồ có tính tiêu biểu và ở mức tối thiểu.
Như lời tác giả, mục đích của cuốn sách khá khiêm tốn, đi theo vết chân của các tác giả triết học trước đây, nhằm góp phần giúp bạn đọc giảm đôi chút thì giờ lục lọi đống sách cũ. Cuốn sách chỉ trình bày những điểm chính của mỗi truyền thống Đông phương, kèm theo đôi nét phác thảo quá trình bản địa hóa khi bánh xe tư tưởng ấy lăn tới.
Công ty sách Thời Đại trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

——————————

Lịch sử triết học Tây phương đã tồn tại trên dưới 25 thế kỷ. Trong lịch sử triết học Tây phương, nếu Thales là triết gia đầu tiên vì ông bắt đầu nhìn ra thế giới thì Socrates là triết gia và hiền giả vĩ đại nhất vì ông bắt đầu nhìn vào con người. Nhà Sách Thời Đại

Cuốn sách này chỉ giới hạn đối tượng độc giả trong những người muốn có kiến thứ c tổng quát và căn bản về triết học hoặc muốn sắp xếp những ý tưởng của mình đã biết thành hệ thống mạch lạc và thuận lý. Vì thế, nó nhắm tới 3 mục đích: 1. Giới thiệu khá chi tiết một số lĩnh vực chính của triết học cùng các triết gia liên hệ, có những đóng góp quan trọng; 2. Trình bày đại cương một số chủ đề kèm theo các luận cứ được họ đề xuất; 3. Đưa ra những miêu tả tổng quát và ngắn gọn các khái niệm cùng các thách thức cơ bản qua đó triết học triển khai qua nhiều thế kỷ, để làm bối cảnh trình bày. 
Sách gồm 3 phần: Phần đầu nói tới các chủ đề rộng lớn của triết học. Tiếp đến là phần phụ lục gồm đôi nét tiểu sử và quan điểm của 30 triết gia, từ cổ đại đến hậu hiện đại. Kế đó là các chú giải khái quát một số thuật ngữ triết học được đề cập ít nhiều trong phần đầu. Phần thứ hai chỉ để giúp bạn đọc có thêm cơ hội hình dung các triết gia ấy và ôn lại tiến trình tư tưởng của triết học Tây phương. Phần thứ ba gồm một bài đọc thêm khá dài về chủ nghĩa hậu hiện đại trên cả ba phương diện triết học lẫn mỹ thuật và văn học.

——————————

Cũng như mọi sự trên đời, các ý tưởng đều trải qua tiến trình biến dịch, đổi thay, thích nghi và sửa đổi, để đáp ứng với thực tại mỗi ngày một mới và thích ứng với tương lai mở. Vì thế, suốt 12 chương sách, tác giả cố gắng không đưa ra kết luận nào cho từng chủ đề, cho dù nỗ lực vẫn là đi tìm đồng nhất trong dị biệt. Tất cả đều đặt trên tinh thần phơi mở của triết học với tính hiếu kỳ muốn biết cặn kẽ, hoài nghi mọi ngõ ngách và suy tưởng thấu đáo, có phương pháp. Nhà Sách Thời Đại

Sách được chia làm 2 phần. Sau phần nội dung chính trải rộng suốt 12 chương là phần chú thích các thuật ngữ và các tên người. Tuy gọi là chú thích nhưng tác giả cố gắng trình bày có tính khai triển về lý thuyết của mỗi trường phái và đặc trưng của mỗi triết gia, khoa học gia hay văn nghệ sĩ có tên trong sách.
Các chủ đề triết học được đề cập ở đây, với diễn tiến đặt câu hỏi và tường thuật những giải đáp trái ngược nhau của các trường phái triết học cho ta thấy tính chất phong phú và đa dạng trong các khía cạnh và hàm ý của từng chủ đề. Thế nhưng, mục đích của sách chỉ là gợi ý, kích thích và tìm cách gây kinh ngạc cho người muốn làm quen với triết học hoặc muốn sắp xếp những kinh nghiệm của mình.
Mời bạn đọc nếm trải bằng cách lần lượt đi vào từng chủ đề với tấm lòng khao khát trong lắng nghe, kiên trì trong suy tưởng.
Đây là một công trình nghiên cứu đem đến một cái nhìn bao quát, thấu đáo và có tính học thuật cao về Tâm lý học – từ những cội nguồn triết học xa xưa cho đến những mối quan tâm hiện nay. Nhà Sách Thời Đại
Từ những giấc mơ từng làm cho con người cổ sơ băn khoăn, các triết gia Hy Lạp đã xây dựng những lý thuyết tỉ mỉ công phu nhằm giải thích ký ức và tri giác của con người. Cho đến thế kỷ XIX, Descartes nêu định đề rằng óc não được đong đầy với những hồn động vật, Tâm lý học chính thức được coi là một khoa học.
Trong tác phẩm này giáo sư B.R. Hergenhahn chứng minh rằng phần lớn những mối quan tâm của các nhà tâm lý học hiện thời đều là những biểu thị của các chủ đề vốn từng là thành phần của Tâm lý học trong hàng trăm – thậm chí là hàng ngàn năm nay.

Quyển Lịch sử Tâm lý học do Phan Quang Định biên dịch gồm các chương: Nhà Sách Thời Đại

Chương I: Dẫn luận
Chương II: Các Triết gia Hy Lạp đầu tiên
Chương III: Sau Aristotle: tìm kiếm đời sống tốt lành
Chương IV: Khởi đầu của khoa học & Triết học cận đại
Chương V: Duy nghiệm luận, duy cảm luận và thực chứng luận
Chương VI: Duy lý luận Nhà Sách Thời Đại
Chương VII: Phong trào lãng mạn và chủ nghĩa hiện sinh
Chương VIII: Những phát triển ban đầu trong sinh lý học và sự xuất hiện cuat tâm lý học thực nghiệm
Chương IX: Duy ý chí luận, cơ cấu luận & các cách tiếp cận tâm lý học khác
Chương X: Ảnh hưởng của Darwin và sự xuất hiện của trắc nghiệm tâm lý
Chương XI: Chức năng luận
Chương XII:Hành vi luận
Chương XIII: Hành vi luận mới
Chương XIV: Tâm lý học hình thức
Chương XV: Thời kỳ đầu của việc chẩn đoán giải thích và điều trị bệnh tâm thần Nhà Sách Thời Đại
Chương XVI: Tâm phân học
Chương XVII: Các kiểu tâm phân học khác với Freud
Chương XVIII: Tâm lý học nhân văn (lực lượng thứ ba)
Chương XIX: Tâm sinh học
Chương XX: Tâm lý học nhận thức
Chương XXI: Tâm lý học đương đại
Phụ lục: Nhân vật và sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử tâm lý học

——————————

Cõi đạo phương Đông trước tinh thần duy lý phương Tây Nhà Sách Thời Đại

Chúng ta thử cùng nhìn tác phẩm này từ góc độ của những người sống trong truyền thống triết học phương Đông.
Thời Tiên Tần là một giai đoạn cực thịnh của triết học Trung Quốc với cuộc đại biến động đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Cục diện “bách gia tranh minh” thời bấy giờ đã mở ra những chân trời tư tưởng vô cùng phong phú và da dạng, không chỉ cho lịch sử triết học Trung Quốc về sau mà còn cho cả nền triết học nhân loại. Nếu triết gia A.N. Whitehead đánh giá truyền thống triết học châu Âu chỉ là “một loạt các chú thích cho triết học Plato”, thì ta cũng có thể nói rằng triết học Trung Quốc sau thời Tiên Tần là “một loạt những chú thích” cho kho tàng tư tưởng được khai nguồn từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nhà Sách Thời Đại
Bộ triết học sử này ra đời vào giai đoạn mà phương Đông phải đối mặt với sự tàn phá khốc liệt của những thế lực quân sự phương Tây trong công cuộc thực dân bành trướng, trong thời gian kéo dài hàng thế kỷ. Theo bàn chân của những đoàn quân viễn chinh xâm lược, nền văn hóa phương Tây lan dần đến phương Đông, hình thành nên sự giao thoa văn hóa vĩ đại có thể nói là vô tiền tuyệt hậu trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Có lẽ đây là bộ triết học sử Trung Quốc phong phú và công phu nhất. Về triết học Trung Quốc, Phùng Hữu Lan là một học giả được thế giới công nhận là triết gia. Với cách biên khảo khoa học và kiến thức uyên bác, tư duy độc sáng với các kiến giải mà ông xác định là riêng của bản thân chứ không dựa theo bất cứ người nào khác, ông đã đem lại những cái nhìn mới lạ về các tác phẩm kinh điển cổ đại vốn ít nhiều đã quen thuộc với độc giả xưa nay. Bộ Trung Quốc Triết Học Sử này vì thế vô cùng bổ ích cho người quan tâm tìm hiểu về triết học Trung Quốc. Nhà Sách Thời Đại
Trên thực tiễn, lịch sử tư tưởng nhân loại đã minh chứng cho chúng ta thấy trong triết học không hề có một hệ tư tưởng nào mang giá trị vĩnh cửu, trong cõi tư tưởng không thể có duy nhất một con đường. Cho rằng chỉ có mình mới nắm được chân lý, chỉ có tư tưởng của mình mới là duy nhất đúng, đồng với ta thì cho là phải, nghịch với ta thì cho là trái, điều đó cũng ấu trĩ như một đứa trẻ vốc một ngụm nước biển trong tay và bi bô đó là nước của cả đại dương. Nhiều con đường khác nhau vẫn dẫn về cùng một chốn duy nhất. Nếu tác phẩm này của Phùng Hữu Lan giúp bạn đọc mở thêm ra một con đường mới trong cõi tư tưởng thì các bạn càng thể hội thêm lời của đức Khổng: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự.”

——————————

VIỆT NAM THI VĂN GIẢNG LUẬN cuả Hà Như Chi là một công trình nghiên cứu văn học Việt Nam từng được sử dụng làm sách giáo khoa ở các trường lần đầu tiên cách đây hơn nửa thế kỷ, đồng thời trở thành một tài liệu đáng tin cậy giúp tự học Việt văn bậc trung học. Thời bấy giờ loại sách lý luận phê bình văn học không phải là hiếm nhưng bộ Việt Nam Thi Văn Giảng Luận này vẫn được xem là tài liệu thích hợp nhất cho cả người dạy lẫn người học. Nhà Sách Thời Đại

Là nhà nghiên cứu có sở học vững chắc, Hà Như Chi biết tuyển chọn và nhấn mạnh những tác giả và tác phẩm tiêu biểu để phác thảo được một cách đầy đủ và trung thực diện mạo nền văn học dân tộc, chí ít là từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ 19.
Là nhà giáo giàu kinh nghiệm, tác giả không sa đà vào những nguồn tư liệu rối rắm, những quan niệm và học thuyết cực đoan. Ông biết rõ học sinh cần học những gì và cung cấp cho họ những kiến thức cần và đủ nhưng không kém phần lý thú. Đối với từng tác giả và tác phẩm, ông biết thận trọng cân nhắc lời khen chê, để bạn đọc còn có thể phát huy sự suy nghĩ độc lập và thưởng thức văn chương theo cảm nhận riêng của mỗi người. Đấy là những ưu điểm mà không dễ gì tìm thấy ở nhiều công trình giáo khoa khác. Nhà Sách Thời Đại
Ngày nay việc giảng dạy, học tập và thi cử ở nhà trường dù đã có nhiều thay đổi nhưng Việt Nam Thi Văn Giảng Luận vẫn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo có giá trị nhất định.
Sách 842 trang, khổ 14.5×20.5, bìa cứng.
NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2000.
——————————

Thủy Hử là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của văn học Trung Quốc, là một trong “Tứ đại kỳ thư” và lại là một trong “Lục tài tử thư” của Trung Quốc. Văn chương Thủy Hử rất hay và tự nhiên, không uốn nắn theo khuôn sáo. Nhà Sách Thời Đại

Thủy Hử là câu chuyện dài về cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống có thật trong lịch sử Trung Quốc, diễn ra cách đây hơn 600 năm do nhân vật Tống Giang lãnh đạo.
Sách gồm 71 hồi, tạm chia thành 3 phần như sau:
19 hồi đầu (hồi 1-19): nói về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa. Khởi đi từ sự thối nát của triều đình, từ việc hoàng đế Tống Huy Tôn thích môn đá cầu đưa tên vô lại, du côn Cao Cầu lên làm Thái Úy, đến việc Cao Cầu hãm hại Lâm Xung; từ câu chuyện Tiều Cái cướp của người giàu chia cho người nghèo bị truy nã, được Tống Giang mật báo nên trốn lên Lương Sơn Bạc, anh hùng hảo hán vì nhiều lý do kéo nhau lên đó, Lâm Xung ra tay giết chết tên trại chủ Vương Luân hẹp hòi đưa Tiều Cái lên làm thủ lĩnh. Nhà Sách Thời Đại
22 hồi giữa (hồi 20-41): nói về sự hình thành và phát triển của nghĩa quân trên Lương Sơn Bạc. Sau khi lên làm thủ lĩnh, Tiều Cái tìm cách đưa Tống Giang lên Lương Sơn Bạc để đền đáp ơn cứu mạng, Tống Giang là tôi trung, từ chối lời mời. Tống Giang gặp nạn nhiều lần, cuối cùng bị xử chém đầu, được nghĩa binh Lương Sơn Bạc đến cứu. Tống Giang suy nghĩ lại, quyết lên Lương Sơn Bạc, rồi lũ lượt Võ Tòng, Lý Quỳ… kéo nhau lên nhập hội. Tiều Cái nhường chức chủ trại cho Tống Giang, nghĩa binh dựng cờ thế thiên hành đạo (thay trời hành đạo). Nhà Sách Thời Đại
30 hồi cuối (hồi 42-71): nói về chiến công của Lương Sơn Bạc. Nghĩa binh kết nạp nhân tài, phát huy thanh thế. Triều đình cử quân đi dẹp nhưng đều thất bại, một số tướng lĩnh triều đình mến phục mà ly khai theo nghĩa binh…
Qua Thủy Hử chúng ta có thể thấy được nguyên nhân phát sinh, quá trình phát triển và sự thất bại của một cuộc khởi nghĩa nông dân dưới chế độ phong kiến. Qua đó có thể rút ra được nhiều bài học nhận thức, đây chính là giá trị căn bản của Thủy Hử mà Thi Nại Am mong muốn mang nó đến với bạn đọc. Bên cạnh đó là ước mơ ngàn đời về công lý, về một cuộc sống ấm no, tự do, bình đẳng của nhân dân.

——————————

Đường thi tuyển dịch – bản in năm 1997 Nhà Sách Thời Đại

Nếu không tính đến thần thoại và truyền thuyết thì kể từ những bài ca dao được chính thức ghi lại trong Thi Kinh đến nay, nền văn học Trung Quốc ít ra cũng đã có 3 thiên niên kỷ phát triển. Quả là hiếm thấy trong lịch sử nhân loại. Những thành tựu của nó cũng rất lớn, đủ các loại hình, từ vận văn, biền văn đến tản văn, từ truyện ký, ca từ đến tiểu thuyết, trong đó, thơ Đường chiếm một vị trí và số lượng rất đáng kể, được xếp vào di sản chung của thế giới.
Thơ Đường là tất cả những tác phẩm sử dụng thanh vận, tiết tấu được viết ra trong khoảng ba trăm năm dưới triều đại nhà Đường ở Trung Quốc (618 – 907). Sinh mệnh của nó không chỉ giới hạn chừng ấy thời gian! Nó ra đời, lớn lên, và cuối cùng phần nào yếu đi, nhưng bất tử. Nhà Đường kết thúc, lùi vào dĩ vãng hơn nghìn năm rồi, còn thơ Đường thì vẫn sống, làm nên diện mạo đặc biệt của một giai đoạn văn học, khởi sắc một thời và tỏa hương mãi mãi… Nhà Sách Thời Đại
Từ xưa đến nay, chưa có một đất nước nào, một thời đại nào mà thơ ca “lên ngôi thiên tử” như thế. Lực lượng sáng tác đã hùng hậu, mà giới thưởng ngoạn lại càng rộng khắp bao gồm tất cả mọi giai tầng, mọi lãnh vực: Vua, quan, sĩ, thứ, tăng đồ, thương gia, kỹ nữ, nông dân…Có thể nói: cả xã hội làm thơ, cả xã hội yêu thơ và đọc thơ!
Về mặt hình thức, Thơ Đường bao gồm tất cả mọi thể loại văn vần cổ điển, trong đó luật thi là sản phẩm đặc thù nhất, tiêu biểu cho thành tựu của thời đại, mặc dù số lượng chưa hẳn đứng hàng đầu. Trong bài thơ luật ngũ ngôn hay thất ngôn, thanh vận và tiết tấu đều đạt đến mức tối ưu, cân đối và hài hòa, tưởng khó có thể thay đổi được, phù hợp với nền triết học nhân sinh và luân thường xã hội dưới sự điều động của hệ ý thức Nho gia phong kiến.
Ở Việt Nam, ông cha ta ngày xưa học chữ Hán cũng rất trân trọng thơ Đường. Loại ngữ âm Trung Quốc tiếp thu được từ cuối thời Bắc thuộc vẫn giữ nguyên đến nay gọi là tiếng Hán Việt, không khác xa ngữ âm tiếng Việt, giúp chúng ta đọc đúng thanh điệu, âm vận của thơ Đường, điều mà chính người Trung Quốc hiện đại khó làm được. Nhưng, ông cha ta coi chữ Hán là thứ quốc gia văn tự, nên họ thưởng thức trực tiếp nguyên bản không mấy ai nghĩ đến việc diễn Nôm, có chăng cũng chỉ lẻ tẻ vài người, vài bài và chỉ truyền miệng trong đám thân hữu những lúc tửu hậu trà dư… Nhà Sách Thời Đại
Đáng kể hơn nữa là từ thời đại Lý Trần, nhiều thế hệ nhà Nho đã vận dụng những thể cách vốn có trong thơ Đường để sáng tác, không chỉ bằng chữ Hán, mà còn bằng chữ Nôm. Khi sự giao thoa Âu – Á đi vào chiều sâu, họ bắt đầu tìm về tinh hoa vốn cũ, và thơ Đường lại được nâng niu, dịch đi dịch lại.
Dịch là một quá trình lao động khó khăn, nhất là đối với thơ, vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, chẳng khác gì một dạng sáng tác đặc biệt trên nguyên mẫu có sẵn, chưa ai dám tự hào mình hiểu được đúng ý cổ nhân, kể cả những dịch giả tuyệt vời nhất. Mỗi lần dịch lại, ít nhiều gì người dịch mới cũng cung cấp một các nhìn riêng về nguyên tác. Đọc nhiều bản dịch từ một bài thơ Đường, biết đâu chúng ta chợt phát hiện ra một cái gì đó trong ngôn ngữ, trong ý tưởng chưa ai nghĩ tới, làm phong phú thêm nội dung của nó, kéo dài thêm cuộc sống của nó. Chúng tôi cho ra đời bộ Đường thi trích tuyển của tác giả Lê Nguyễn Lưu cũng vì lẽ đó.
Sách gồm ba phần: Phần Tiểu luận cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ tình hình lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, học thuật…triều đại nhà Đường, giúp cho việc cảm thụ thơ ca dễ dàng hơn. Nhà Sách Thời Đại
Phần chính là Tuyển dịch hơn một nghìn bài thơ của gần 180 tác giả, thống nhất tuân thủ nguyên thể để bạn đọc tiếp xúc với không khí nghệ thuật vốn có, nếu chưa hay thì cũng không đến nỗi xa rời hay ngược lại nguyên tác.
Phần cuối là phụ lục gồm nhiều mảng, mỗi mảng chứa một vấn đề cần tra cứu, như niên biểu lịch sử, giai thoại thơ Đường, tiểu truyện tác giả và từ điển điển tích.
——————————
Nhà Sách Thời Đại FOR SUCCESS – ALL IN Nhà Sách Thời Đại
——————————
Hiện Tại Nhà Sách Thời Đại Đang Là 1 Đối Tác Lớn Với Các Đơn Vị Giao Hàng Nổi Tiếng Có Uy Tín Như Viettelpost, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&t GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

Viết một bình luận